Search

Current filters:


Current filters:


Search Results

Results 1-10 of 14 (Search time: 0.009 seconds).
  • Authors: Nguyễn, Thu Hiền;  Advisor: Ngô, Ngọc Hà;  Co-Author: - (2024)

    "Đồ án tốt nghiệp trình bày các kết quả nghiên cứu chế tạo được hệ vật liệu SrAl2Si2O8 pha tạp ion đất hiếm Ce3+ (SAS:Ce) dựa trên vật liệu nền SrCO3 – SiO2 – Al2O3 bằng phương pháp phản ứng pha rắn có khả năng phát xạ vùng ánh sáng màu xanh lục lam (cyan) định hướng ứng dụng trong việc cải thiện chất lượng đèn LED ánh sáng trắng. Chương 1 tổng quan trình bày về lịch sử chiếu sáng và cơ sở lý thuyết về vật liệu huỳnh quang SAS:Ce, cũng như phương pháp thực nghiệm phản ứng pha rắn. Chương 2 thực nghiệm trình bày các phương pháp phân tích và chế tạo vật liệu bằng phương pháp phản ứng pha rắn định hướng ứng dụng cho WLED chất lượng cao được mô tả chi tiết. Hai hệ vật liệu gồm (1) bột huỳnh quang SrCO3–SiO2– Al2O3 pha tạp x % mol ion Ce3+ (x = 0 – 1,0 – 2,0 – 2,5 – 3,0 ) và hệ vật liệu ...

  • Authors: Đào, Duy Khánh;  Advisor: Trần, Mạnh Trung;  Co-Author: - (2024)

    Chúng tôi đã nghiên cứu và chế tạo được hai hệ vật liệu BaSiO3: Bi3+ và BaAl2Si2O8: Bi3+ bằng phương pháp phản ứng pha rắn. Thông qua phương pháp đo nhiễu xạ tia X cho thấy sự hình thành của hai pha tinh thể BaSiO3 và BaAl2Si2O8 mong muốn mà đề tài hướng tới. Thông qua phép đo phổ huỳnh quang (PL) và phổ kích thích huỳnh quang (PLE). Mẫu vật liệu BaSiO3: 4% Bi3+ khi được nung tại 1200 °C đã thể hiện được cường độ phát quang tốt nhất. Kết quả khảo sát về tính chất quang đối với mẫu vật liệu BaAl2Si2O8 pha tạp 1% Bi3+ được nung tại nhiệt độ 1300 °C cho thấy được cường độ phát quang tối ưu nhất so với các mẫu vật liệu với lượng pha tạp và nhiệt độ nung ủ khác nhau.

  • Authors: Phạm, Minh Kỳ;  Advisor: Nguyễn, Tăng Sơn; Hà, Thu Hường;  Co-Author: - (2023)

    Trong lĩnh vực sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh, nhựa polyester không no (PEKN) là một trong những chất kết dính được sử dụng rộng rãi nhất bởi các ưu điểm của nó như tính chất cơ lý tốt, dễ gia công và giá thành hạ. Tuy nhiên, nhược điểm của loại nhựa này là khả năng chịu bức xạ UV và bền thời tiết kém. Trong khi đó, nhựa silicon là một loại nhựa có nhiều ưu điểm như: bền nhiệt, bền hóa chất, và có khả năng chống tia cực tím (tia UV) vượt trội. Do đó, trong nghiên cứu này đã tiến hành nghiên cứu sử dụng nhựa silicon biến tính để chế tạo vật liệu nanocomposite gia cường bằng cốt liệu thạch anh. Các thông số kỹ thuật, tính chất cơ lý của nhựa silicon đã được khảo sát và đánh giá. Kết quả cho thấy, nhựa silicon có các thống số kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn để sản xuất đá nhân...

  • Authors: Lưu, Công Tuấn;  Advisor: Đặng, Viết Quang; Nguyễn, Văn Trung;  Co-Author: - (2023)

    Nhựa Polyeste không no (PEKN) là một trong những loại nhựa phổ biến ngày nay. PEKN có hàng loạt những ưu điểm vượt trội như tính chất cơ lý cao, gia công tốt, giá thành rẻ, màu trong suốt,… nên được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật như làm vật liệu đúc khuôn, vật liệu cách điện trong kỹ thuật vô tuyến điện, xi măng hữu cơ, trong công nghiệp chế tạo ô tô, tàu thủy, ứng dụng để tổng hợp vật liệu composite,…Tuy nhiên, một trong những nhược điểm chính của nhựa PEKN chính là khả năng chịu UV kém, do vậy, đã hạn chế khả năng ứng dụng ở ngoài trời của vật liệu. Dưới tác dụng của tia UV, nhựa PEKN bị phân hủy và lão hóa, làm suy giảm tính chất cơ lý của nhựa. Để khắc phục vấn đề này, trong quá trình thực hiện đồ án, tác giả đã tiến hành bổ sung phụ gia chống UV gồm 2 loại là hấp thụ (UV531)...

  • Authors: Nguyễn, Thị Hiên;  Advisor: Phạm, Thị Lan Hương; Hà, Thu Hương;  Co-Author: - (2023)

    Nhựa polyester không no (PEKN) là một loại nhựa nhiệt rắn phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh. Khóa luận này trình bày tổng quan về một số phương pháp tổng hợp, tính chất và ứng dụng của nhựa PEKN. Tiến hành chế tạo nhựa polyester không no bằng cách thay thế cấu tử anhydride phthalic (AP) bằng hai cấu tử acid adipic (AD) và methylhexahydrophthalic anhydride (MHHPA) sử dụng phương pháp trùng ngưng nóng chảy. Các mẫu được chế tạo với các tỷ lệ thay thế 0; 10; 15; 20; 25% mol AD, 0; 25; 50; 75; 100% mol MHHPA, 10/90; 15/85 % mol AD/MHHPA. Sau khi chế tạo các mẫu này được khảo sát khảo sát đầy đủ các thông số kỹ thuật, tính chất cơ lý, độ bền nhiệt. Đồng thời đánh giá khả năng chịu bức xạ UV của mẫu nhự...

  • Authors: Phạm, Công Thành;  Advisor: Phạm, Anh Tuấn;  Co-Author: - (2023)

    Nhựa polyester không no (PEKN) là một trong những nhựa nhiệt rắn phổ biến, quan trọng, được sản xuất với khối lượng lớn, tính chất cơ lý của nhựa sau đóng rắn tương đối tốt trong khi giá thành khá thấp. Tuy nhiên, PEKN dưới tác động của tia UV sẽ bị lão hóa và phân hủy mạch phân tử, gây mất độ bóng bề mặt, suy giảm tính chất cơ lý và ảnh hưởng đến nhiều ứng dụng của nhựa. Việc bổ sung vật liệu nano TiO2 có khả năng hấp thụ tia UV tạo ra vật liệu nanocomposite PEKN/TiO2 giúp cải thiện khả năng chịu UV của nhựa nền. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành chế tạo vật liệu nanocomposite bằng phương pháp khuấy siêu âm và khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố: Phương pháp phân tán nano TiO2, Thời gian khuấy siêu âm, hàm lượng nano TiO2 tối ưu. Tính chất của vật liệu được đăng trưng bằng t...