Search

Current filters:

Current filters:

Search Results

Results 11-14 of 14 (Search time: 0.005 seconds).
  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương;  Advisor: Vũ, Ngọc Phan; Đồng, Quang Thức;  Co-Author: - (2023)

    Đá nhân tạo có tiềm năng phát triển và ứng dụng rất lớn do đáp ứng được các yêu cầu cao: tính phong phú, đa dạng về màu sắc và thiết kế, độ bền cơ lý cao...Tính chất cơ lý của vật liệu composite phụ thuộc vào pha nền (nhựa nền) và pha gia cường (vật liệu gia cường) là các hạt cốt hạt có kích thước hạt khác nhau. Đề tài đã xây dựng tỷ lệ công thức phối liệu tối ưu giữa nhựa nền và cốt hạt để đảm bảo tính chất cơ lý, khả năng gia công trên sản phẩm đá nhân tạo. Đã khảo sát ảnh hưởng của kích thước, hình thái cấu trúc cốt hạt đến tính chất cơ lý của vật liệu polyme composite. Kết quả cho thấy độ bền uốn, độ bền va đập, độ hấp thụ nước giảm dần còn độ mài mòn sâu tăng khi tăng kích thước hạt. Độ bền uốn, độ bền va đập của vật liệu khi sử dụng cốt hạt có cấu trúc khác nhau lần lượt: Gươn...

  • Authors: Nguyễn, Chí Đạt;  Advisor: Phạm, Anh Tuấn;  Co-Author: - (2023)

    Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành tái sử dụng Oligoester từ quá trình tổng hợp Polyester không no: Đã biến tính nhựa Epoxy với 5% Oligoester, khảo sát tính chất đặc trưng bằng chỉ số acid, độ nhớt, khối lượng riêng của Oligoester và tính chất cơ lý sau đóng rắn, phân tích nhiệt vi sai DSC và phân tích tính chất cơ động lực DMA, phổ hồng ngoại biến đổi FTIR. Kết quả thu được cho thấy độ bền kéo tăng 25,4%, modul kéo tăng 0,04%, độ bền uốn tăng 6,3%, modul uốn tăng 26.6% so với mẫu không biến tính. Nghiên cứu trong đồ án cho thấy việc bổ sung Oligoester với hàm lượng Oligoester 5,0% KL là tối ưu giúp nhựa tăng tính chất cơ lý và cải thiện khả năng bền dai của nhựa Epoxy.

  • Authors: Nguyễn, Thị Thu Hạ;  Advisor: Đào, Văn Dương; Vương, Quốc Nam;  Co-Author: - (2023)

    Nhựa polyester không no (PEKN) là một trong những loại nhựa nhiệt rắn được sử dụng rộng rãi do có giá thành thấp, tính chất cơ lý của nhựa sau đóng rắn tương đối tốt vì vậy được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như công nghiệp ôtô, đá nhân tạo, keo dán..... Bên cạnh những ưu điểm thì nhựa PEKN vẫn còn tồn tại những nhược điểm, một trong những nhược điểm của nhựa PEKN là giòn, khả năng chịu bức xạ tia tử ngoại và bền thời tiết kém. Để khắc phục vấn đề này, đã tiến hành thay thế cấu tử Anhydride phatalic bằng cấu tử Tetrahydro phthalic anhydride/ Metyl hexahydro phthalic anhydride cải thiện tính giòn, tăng khả năng chịu bức xạ tử ngoại và bền thời tiết. Khi thay thế cấu tử AP bằng cấu tử THPA/MHHPA với tỷ lệ 50%/50% (tính theo tỷ lệ mol) giúp tăng đáng kể khả năng chịu UV. Cụ thể: Tính c...

  • Authors: Phạm, Thị Hải Vân;  Advisor: Vũ, Ngọc Hùng; Hà, Thị Hà;  Co-Author: - (2023)

    Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, công nghệ chế tạo và sử dụng vật liệu keo dán đang ngày càng đa dạng. Các loại keo dán truyền thống dần dần đã và đang được thay thế bằng các loại keo dán có tính năng kỹ thuật tốt, giá cả phải chăng. Trong lĩnh vực sản xuất đá nhân tạo, keo dán được sử dụng với số lượng rất lớn, dùng để kết nối các sản phẩm đá lại với nhau. Mặt khác, keo dán đi từ nhựa PEKN biến tính amin có những ưu điểm như: tính chất cơ lý tốt, độ cứng cao, dễ gia công và giá thành rẻ, chịu được hóa chất, thời gian sống của nhựa PEKN biến tính amin lâu hơn so với nhựa PEKN thông thường. Luận văn “Nghiên cứu chế tạo vật liệu keo dán từ nhựa Polyester không no biến tính amin” bao gồm ba phần: phần Tổng quan, phần Thực nghiệm và các phương pháp nghiên cứu, phần Kết quả và...