Tìm kiếm

Tiêu chí lọc:

Tiêu chí lọc:

Kết quả tìm kiếm

Hiện thị kết quả từ 1 đến 10 của 25
  • Tác giả : Nguyễn, Hữu Bắc;  Người hướng dẫn: Vũ, Ngọc Phan; Nguyễn, Thị Thu Thủy;  Đồng tác giả: - (2024)

    Khảo sát các điều kiện chế tạo sợi Polyurethane bằng phương pháp quay điện. Nội dung khảo sát: nồng độ dung môi, hỗn hợp dung môi, điện áp tốc độ phun, khoảng cách giữa kim phun đến đầu thu sản phẩm.

  • Tác giả : Phạm, Thị Lan Anh;  Người hướng dẫn: Đặng, Viết Quang;  Đồng tác giả: - (2024)

    Vật liệu composite ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học và đời sống, trong đó, sản phẩm composite từ nguyên liệu nhựa tái chế đang thu hút được sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu cũng như sản xuất. Đồ án này đã tập trung đánh giá sự ảnh hưởng của chất gia cường là bột đá thải (bột đá thạch anh) từ nhà máy sản xuất đá thạch anh nhân tạo và chất ghép nối PE-g-MA đến tính chất của nhựa tái chế và sản phẩm composite từ nhựa tái chế. Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá sự biến đổi các tính chất cơ lý của nhựa tái chế khi thêm PE-g-MA theo tỷ lệ từ 0% đến 3%. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của hàm lượng bột đá thải cũng được sử dụng như các chất gia cường với các tỷ lệ từ 0% đến 20% trên tổng lượng nhựa màng mỏng tái chế và hàm lượng PE-g-MA

  • Tác giả : Đỗ, Danh Hiệu;  Người hướng dẫn: Đào, Văn Dương;  Đồng tác giả: - (2024)

    Đề tài nghiên cứu tổng hợp màng composite từ ionic liquid và TiO­2, Triton X-100 bằng công nghệ plasma định hướng ứng dụng làm chất điện phân thể rắn được phát triển từ một nghiên cứu tổng hợp màng polymer dùng công nghệ plasma. Cụ thể đó là nghiên cứu tổng hợp màng polymer từ ionic liquid và Triton X-100 bằng công nghệ plasma thân thiện với môi trường. Với định hướng mới này, đề tài dự kiến sẽ cải thiện được một số tính chất quan trọng như tăng độ dày màng nên để màng có độ bền cao hơn, tăng độ dẫn điện của màng lên. Các đặc tính của màng được khả sát thông qua SEM, FTIR, TGA, DCS. Tính chất điện hóa của màng được tiến hành thông qua đo phổ tổng trở (EIS). Các kết quả chỉ ra rằng, màng composite đã được tổng hợp thành công và có khả năng ứng dụng làm màng ngăn của ắc quy liti ion.<...

  • Tác giả : Vũ, Thùy Dương;  Người hướng dẫn: Phạm, Thành Huy;  Đồng tác giả: - (2024)

    Trong lĩnh vực chiếu sáng, LED (Lighting Emitting Diode) đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng mạnh mẽ nhờ những ưu điểm vượt trội so với những loại đèn truyền thống. Chính vì vậy, một số chỉ số quan trọng của đèn LED liên quan đến vai trò thị giác như là CCT, CRI và LER đang nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý gần đây nhằm nâng cao hiệu quả thị giác của ánh sáng LED và hiệu suất của LED. Một trong những cách cải thiện chất lượng ánh sáng trắng tạo ra từ LED hiệu quả được tập trung nghiên cứu gần đây là tìm ra loại phosphor đỏ mới để sử dụng trong LED trắng ấm. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây mới chỉ dừng lại ở việc tổng quan những phát hiện về phosphor đỏ dải hẹp mới cùng CRI hoặc LER được cải thiện khi ứng dụng chúng vào trong LED mà chưa chú ý quan tâm xác định loại vật liệu ...

  • Tác giả : Đặng, Bùi Nhật Lê;  Người hướng dẫn: Phan, Đức Anh;  Đồng tác giả: - (2024)

    "Hiện nay, năng lượng mặt trời là một trong những loại năng lượng sạch được sử dụng rộng rãi nhất. Quá trình hấp thụ bức xạ quang phổ mặt trời đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tận dụng nguồn năng lượng này. Chúng tôi đã sử dụng phần mềm CST để thiết kế và mô phỏng sự hấp thụ của hệ hai lớp vật liệu TiN dựa trên cấu trúc vòng nano trong phạm vi bước sóng 200 – 3000 nm. Các tính toán mô phỏng cho thấy cấu trúc được thiết kế thể hiện độ hấp thụ trung bình 93% và tỷ lệ năng lượng hấp thụ trong bức xạ quang phổ AM1.5 có thể đạt tới 95,5%, với độ hấp thụ duy trì cho đến góc tới 40°. Sự phân bố điện trường và từ trường cho thấy độ hấp thụ cao được tạo ra bởi hiện tượng cộng hưởng plasmonic giữa các cấu trúc nano, bởi các cơ chế giam giữ và hấp thụ ánh sáng khác nhau. Đồng thời, ...