Search
Author
- Bùi Văn Tân (1)
- Bùi, Khánh Ly (1)
- Bùi, Thị Hương (1)
- Bùi, Thị Mai Hương (1)
- next >
Subject
- Điều dưỡng (6)
- Khoa học máy tính (4)
- Kỹ thuật Xây dựng (4)
- Thuật toán (4)
- next >
Date issued
Has File(s)
- true (169)
Search Results
Đánh giá mức độ an toàn của quy trình đặt truyền tĩnh mạch có sử dụng lidocain 10% dạng xịt để giảm đau tại vị trí đâm kim truyền. Đánh giá tác dụng giảm đau tại vị trí đâm kim luồn khi truyền tĩnh mạch của lidocain 10% dạng xịt trên sản phụ chuẩn bị phẫu thuật lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Hà nôi. |
Luận văn xây dựng mô hình vận chuyển hạt rời rạc trong đường ống, kết hợp giữa phương pháp động lực học thuỷ khí tỉnh toán và phương pháp phần tử rời rạc. Nghiên cứu đã xây dựng được bộ thông số kỹ thuật cơ lý tính của hạt nông sản gạo tẻ, gạo nếp, ngô, vùng, bao gồm khối lượng riêng, hình dạng, kích thước của hạt, hệ số ma sát trượt giữa hạt rời rạc và vật liệu làm thành ống, hệ số hoàn nguyên giữa hạt rời rạc và vật liệu làm thành ống, bằng các thí nghiệm và mô phỏng. Tiếp đó, nghiên cứu đã xây đựng mô hình mô phỏng đặc tính hạt nông sản gạo tẻ, gạo nếp, ngô, vừng, được vận chuyển trong đường ống thẳng, ông khuỷu. Từ các kết quả thu được, luận văn đã xây dựng mối quan hệ giữa các đặc tính trên và các thông số của hệ thống vận chuyển như vận tốc dòng khí, độ giảm áp, lưu lượng. Cuố... |
Luận văn giới thiệu về ô xít kim loại bán dẫn và vai trò của chúng trong các thiết bị hiện đại, các phương pháp phổ biến để tổng hợp, chế tạo các màng mỏng ô xít kim loại, đặc biệt là phương pháp lắng đọng đơn lớp nguyên tử ở áp suất khí quyển (SALD) có những ưu điểm so với các phương pháp khác. Luận văn đã đưa ra lý thuyết về các chế độ | tạo màng như CVD, ALD, chế độ lại và ảnh hưởng của các tham số tới quá trình tạo màng (khoảng cách từ đầu phun tới bề mặt đề (dgap), khoảng cách giữa các kênh khí (dsepa), hệ số khuếch tán của tiền chất (D[M], D[0])). Ngoài ra các kết quả thực nghiệm khi chế tạo màng mỏng ô xít thiếc (SnO2) và ô xít kẽm (ZnO) cũng được phân tích bằng các phương pháp khảo sát vật liệu (XRD, UV-Vis,...) và so sánh với các kết quả mô phỏng, lý thuyết |
Trong luận văn này, chúng tôi định nghĩa, phân tích, mô hình hóa bài toán lập kế hoạch tối ưu với các ràng buộc công việc xung đột, tiếp theo chúng tôi để xuất mô hình toán học mới để giải quyết bài toán này, kết quả nghiên cứu là các thuật toán chính xác và meta-heuristic để giải quyết bài toán, đồng thời kiểm tra hiệu quả các thuật toán trên các bộ dữ liệu sinh ngẫu nhiên. |
Luận văn này nghiên cứu cơ chế và động học của quá trình tạo mầm coban và hợp kim coban (Ni-Co) trên điện cực các-bon thủy tinh sử dụng dung môi phi nước là ethylen glycol, đồng thời đánh giá hoạt tính xúc tác của chúng hướng tới ứng dụng trong pin nhiên liệu. Nghiên cứu động học, cơ chế tạo mầm và phát triển mầm tinh thể Co và Ni-Co trên điện cực các-bon thủy tinh được thực hiện bằng phương pháp quét thế tuần hoàn (CV) và phương pháp thế tĩnh (CA). Kết quả CV cho thấy, có thể chế tạo được Co và Ni-Co từ tiền chất muối kim loại tan trong dung dịch nền ethylen glycol qua một bước 2 electron. Các kết quả CA cho thấy, hạt nano kim loại Co và Ni-Co được hình thành trên bởi cơ chế tạo mầm 3D và phát triển tinh thể theo cơ chế khuếch tán. Hình thái và cấu trúc bề mặt của hạt nano kim loại... |
Đề tài: "Nghiên cứu năng cao khả năng chịu UV của polyester không no bằng graphene tổng hợp theo công nghệ điện hòa đã được tác giả thực hiện và đạt được các kết quả như sau:
- Chế tạo thành công vật liệu polymer nanocomposite trên cơ sở nhựa UPR và vật liệu 6-GO bằng phương pháp trùng hợp In-situ Nghiên cứu năng cao khả năng chịu. UV của polyester không no bằng graphene tổng hợp theo công nghệ điện hỏa
- Vật liệu polymer nanocomposite UPR/e-GO có các đặc tính vượt trội như: tăng 32,2% độ bền uốn, modul uốn tăng 71,4%, độ bền kéo tăng 29,7%, modul kéo tăng 45,7%, modul lưu trữ tăng 71,4%. Ngoài ra, tính chất nhiệt tăng 5,6% 50 với nhựa UPR, nhiệt độ chuyển hóa thủy tỉnh tăng 17%. Đặc biệt, vật liệu tổng hợp được cho
thấy sự tăng cường ở khả năng chịu UV so với nhựa UPR lên 96,5% ... |
Tăng khả năng chịu tia tử ngoại cho nhựa PEKN bằng cách thay thành phần phthalic anhydrire trong nguyên liệu bằng tetrahydrophthtic anhydrire và methylhexahydrophthalic anhydride. Tăng cơ lý tính cho nhựa PEKN bằng cách thay thành phần phthalic anhydride trong nguyên liệu bằng adipic axit. Đánh giá sự thay đổi các thông số trong quá trình tổng hợp nhựa ở từng tỷ lệ biến tính. |
Nghiên cứu chế tạo mạng lọc đa lớp trên cơ sở polyvinylidene fluoride/ Graphene oxide/ Chitosan bằng phương pháp electrospinning ứng dụng loại bỏ ion kim loại nặng trong nước |
Trình bày tổng quan về ắc quy liti ion, separator, ứng dụng plasma trong tổng hợp polyme
12. Phương pháp nghiên cứu: các hóa chất, dụng cụ thí nghiệm, phương pháp phân tích và các quy trình tổng hợp màng composite, đóng cell...
3. Kết quả và thảo luận:
+ Cơ chế tạo màng polyme/composite
27/03/1986
Nghiên cứu tổng hợp màng composite từ chất lòng ion, triton X- 100 và TiO2 bằng công nghệ plasma định hướng ứng dụng trong ắc quy
liti ion
+ Khảo sát sự phân tán TiO2 trong polyme tạo màng composite + Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng TiO2 đến độ dày màng composite
+ Khảo sát ảnh hưởng của TiO2 đến độ dẫn ion của màng composite
4. Kết luận và kiến nghị |
Nghiên cứu chế tạo vật liệu xúc tác quang TiO2/WO3/Ag và ứng dụng xử lý một số hợp chất hữu cơ ô nhiễm trong nước đã đạt kết quả như sau:
- Chế tạo thành công vật liệu xúc tác quang bằng phương pháp tẩm ướt và phương pháp sol-gel.
- Hiệu suất phân hủy các chất hữu cơ cao nhất so với các mẫu khác và cao hơn 10% so với mẫu chưa biến tính. |