Search

Current filters:

Current filters:

Search Results

Results 21-28 of 28 (Search time: 0.009 seconds).
  • Authors: Nguyễn, Thu Hiền;  Advisor: Ngô, Ngọc Hà;  Co-Author: - (2024)

    "Đồ án tốt nghiệp trình bày các kết quả nghiên cứu chế tạo được hệ vật liệu SrAl2Si2O8 pha tạp ion đất hiếm Ce3+ (SAS:Ce) dựa trên vật liệu nền SrCO3 – SiO2 – Al2O3 bằng phương pháp phản ứng pha rắn có khả năng phát xạ vùng ánh sáng màu xanh lục lam (cyan) định hướng ứng dụng trong việc cải thiện chất lượng đèn LED ánh sáng trắng. Chương 1 tổng quan trình bày về lịch sử chiếu sáng và cơ sở lý thuyết về vật liệu huỳnh quang SAS:Ce, cũng như phương pháp thực nghiệm phản ứng pha rắn. Chương 2 thực nghiệm trình bày các phương pháp phân tích và chế tạo vật liệu bằng phương pháp phản ứng pha rắn định hướng ứng dụng cho WLED chất lượng cao được mô tả chi tiết. Hai hệ vật liệu gồm (1) bột huỳnh quang SrCO3–SiO2– Al2O3 pha tạp x % mol ion Ce3+ (x = 0 – 1,0 – 2,0 – 2,5 – 3,0 ) và hệ vật liệu ...

  • Authors: Đào, Duy Khánh;  Advisor: Trần, Mạnh Trung;  Co-Author: - (2024)

    Chúng tôi đã nghiên cứu và chế tạo được hai hệ vật liệu BaSiO3: Bi3+ và BaAl2Si2O8: Bi3+ bằng phương pháp phản ứng pha rắn. Thông qua phương pháp đo nhiễu xạ tia X cho thấy sự hình thành của hai pha tinh thể BaSiO3 và BaAl2Si2O8 mong muốn mà đề tài hướng tới. Thông qua phép đo phổ huỳnh quang (PL) và phổ kích thích huỳnh quang (PLE). Mẫu vật liệu BaSiO3: 4% Bi3+ khi được nung tại 1200 °C đã thể hiện được cường độ phát quang tốt nhất. Kết quả khảo sát về tính chất quang đối với mẫu vật liệu BaAl2Si2O8 pha tạp 1% Bi3+ được nung tại nhiệt độ 1300 °C cho thấy được cường độ phát quang tối ưu nhất so với các mẫu vật liệu với lượng pha tạp và nhiệt độ nung ủ khác nhau.

  • Authors: Cầm, Hoàng Hiệp;  Advisor: Phạm, Anh Tuấn;  Co-Author: - (2024)

    Trong vật liệu polymer composite, ngoài nhựa nền và chất gia cường có ảnh hưởng trực tiếp mang tính quyết định đến tính chất của composite thì chất liên kết giữa hai thành phần này đóng vai trò cũng rất quan trọng. Bản chất, tỉ lệ và phương pháp đưa chất liên kết vào vật liệu có tính quyết định đến hiệu quả liên kết. Trong để tài tốt nghiệp này, đã nghiên cứu phương pháp biến tính bề mặt cốt liệu và khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng 3-methacryloxypropyltrimethoxy silane đến tính chất của vật liệu composite cốt hạt. Kết quả cho thất sử dụng phương pháp biến tính gián tiếp bằng cách trộn hợp chất liên kết với nhựa nền polyester không no với hàm lượng 2% cho kết quả tốt nhất.

  • Authors: Nguyễn, Văn Khánh Chiến;  Advisor: Khổng, Minh;  Co-Author: - (2024)

    Đồ án tốt nghiệp tập trung vào hai nội dung chính: Tính toán thiết kế mô đun nâng hàng cho AGV và tích hợp mô đun trên AGV có sẵn. Mô đun nâng hàng cho AGV là một mô đun cơ điện tử phức tạp gồm nhiều thành phần. Các bài toán chính để thực hiện tính toán thiết kế bao gồm: Phân tích nguyên lý hoạt động của hệ thống, phân tích lực trong các quá trình tĩnh và làm việc, tính toán thiết kế các bộ truyền động, phân tích lựa chọn các hệ thống cảm biến và điều khiển. Ngoài ra còn phân tích, tính toán, tích hợp môn đun nâng hàng lên mẫu AGV có sẵn, đảm bảo khả năng liên kết cơ khí cũng như hệ thống truyền thông công nghiệp

  • Authors: Phạm, Trung Nam;  Advisor: Nguyễn, Văn Tuấn;  Co-Author: - (2024)

    Trong đề tài tốt nghiệp này đã tiến hành nghiên cứu lí thuyết, thiết kế mô hình và lựa chọn phương án phù hợp nhất về kiến thức, kinh nghiệm, vật liệu, tài chính…mà vẫn đáp ứng những yêu cầu cơ bản, chế tạo máy phay CNC 3 trục bao gồm phần cơ khí, phần điện, phần lập trình trên phần mềm Mach3, thực nghiệm thiết kế mẫu trên phần mềm Solidworks, Mastercam sau đó gia công trên máy CNC được chế tạo, đánh giá chất lượng sản phẩm chi tiết được chế tạo. Thực nghiệm cho thấy máy phay CNC 3 trục vận hành ổn định, đáp ứng được các mục tiêu đề ra. Sản phẩm sau gia công có dung sai chế tạo không vượt quá ±0,15mm.

  • Authors: Phan, Xuân Tần;  Advisor: Nguyễn, Văn Tuấn;  Co-Author: - (2024)

    Từ những ý tưởng ban đầu, tác giả đã xây dựng mô hình, tính toán thiết kế hệ thống cơ khí, lựa chọn các lịnh kiên điện tử phù hợp với yêu cầu đặt ra của tác giả. Để từ đó xây dựng được mô hình hệ thống cấp phôi tự động sử dụng bộ điều khiển PLC FX3U cho ba module là module cấp phôi, module vận chuyển và module phân loại phôi. Sau khi lập trình điều khiển và chạy thử nghiệm mô hình hệ thống cấp phôi tự động đã cho thấy kết quả mô hình hệ thống hoạt động ổn định và đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Mô hình được điều khiển thông qua giao diện trên máy máy tính hoặc chạy tự động hoàn toàn.