Search

Current filters:


Current filters:


Search Results

Results 11-14 of 14 (Search time: 0.004 seconds).
  • Authors: Nguyễn, Thu Hiền;  Advisor: Ngô, Ngọc Hà;  Co-Author: - (2024)

    "Đồ án tốt nghiệp trình bày các kết quả nghiên cứu chế tạo được hệ vật liệu SrAl2Si2O8 pha tạp ion đất hiếm Ce3+ (SAS:Ce) dựa trên vật liệu nền SrCO3 – SiO2 – Al2O3 bằng phương pháp phản ứng pha rắn có khả năng phát xạ vùng ánh sáng màu xanh lục lam (cyan) định hướng ứng dụng trong việc cải thiện chất lượng đèn LED ánh sáng trắng. Chương 1 tổng quan trình bày về lịch sử chiếu sáng và cơ sở lý thuyết về vật liệu huỳnh quang SAS:Ce, cũng như phương pháp thực nghiệm phản ứng pha rắn. Chương 2 thực nghiệm trình bày các phương pháp phân tích và chế tạo vật liệu bằng phương pháp phản ứng pha rắn định hướng ứng dụng cho WLED chất lượng cao được mô tả chi tiết. Hai hệ vật liệu gồm (1) bột huỳnh quang SrCO3–SiO2– Al2O3 pha tạp x % mol ion Ce3+ (x = 0 – 1,0 – 2,0 – 2,5 – 3,0 ) và hệ vật liệu ...

  • Authors: Đào, Duy Khánh;  Advisor: Trần, Mạnh Trung;  Co-Author: - (2024)

    Chúng tôi đã nghiên cứu và chế tạo được hai hệ vật liệu BaSiO3: Bi3+ và BaAl2Si2O8: Bi3+ bằng phương pháp phản ứng pha rắn. Thông qua phương pháp đo nhiễu xạ tia X cho thấy sự hình thành của hai pha tinh thể BaSiO3 và BaAl2Si2O8 mong muốn mà đề tài hướng tới. Thông qua phép đo phổ huỳnh quang (PL) và phổ kích thích huỳnh quang (PLE). Mẫu vật liệu BaSiO3: 4% Bi3+ khi được nung tại 1200 °C đã thể hiện được cường độ phát quang tốt nhất. Kết quả khảo sát về tính chất quang đối với mẫu vật liệu BaAl2Si2O8 pha tạp 1% Bi3+ được nung tại nhiệt độ 1300 °C cho thấy được cường độ phát quang tối ưu nhất so với các mẫu vật liệu với lượng pha tạp và nhiệt độ nung ủ khác nhau.