Thông tin tài liệu


Nhan đề : 
Đánh giá tác dụng gây độc tế bào ung thư in vitro của cao chiết và in silico của một số hợp chất trong cây Xuyên tiêu (Zanthoxylum simulans Hance.)
Tác giả : 
Vũ, Mạnh Hà
Người hướng dẫn: 
Bùi, Thanh Tùng
Năm xuất bản : 
2025
Nhà xuất bản : 
Phenikaa University
Tóm tắt : 
Nghiên cứu kết hợp phương pháp in vitro và in silico để đánh giá tác dụng ức chế tế bào ung thư của cây Xuyên tiêu (Zanthoxylum simulans) Về kết quả in vitro: Cao chiết toàn phần EtOH 70% chỉ cho thấy hoạt tính gây độc đối với hai dòng tế bào ung thư gan HepG2 và tế bào ung thư dạ dày MKN-7 với các giá trị IC50 lần lượt là 63,68 ± 3,97 μg/mL và 56,08 3,54 μg/mL. Trong đó, hai phân đoạn n-Hexan và EtOAc thể hiện hoạt tính gây độc tế bào vượt trội đối với dòng tế bào ung thư gan HepG2 với các giá trị IC50 lần lượt là 17,12 ± 0,94 và 28,45 ± 2,85 μg/mL, và với dòng tế bào ung thư dạ dày MKN-7 với các giá trị IC50 lần lượt là 23,65 ±1,75 và 35,61 ± 2,90 μg/mL. Các phân đoạn còn lại không cho thấy hoạt tính gây độc tế bào ung thư được thử nghiệm. Về kết quả in silico: Thông qua kết quả sàng lọc 120 hợp chất, đã xác định được năm hợp chất tiềm năng nhất có khả năng đồng thời ức chế các mục tiêu MAPK1 và AKT1, bao gồm Simulanoquinoline, N-acetyldehydroanonaine, N-acetylanonaine, Benzosimuline, và Oxyavicine và hai hợp chất tiềm năng có khả năng đồng thời ức chế các mục tiêu EGFR và HER2 là Simulanoquinoline và 6-acetonyldihydroavicine. Các hợp chất này với năng lượng liên kết âm mạnh nhất, có tính giống thuốc và đạt kết quả tối ưu về ADMET như khả năng hấp thu tốt, đào thải qua thận, và độc tính thấp. Kết quả nghiên cứu khẳng định tiềm năng ứng dụng của cây Xuyên tiêu trong hỗ trợ điều trị ung thư.
URI: 
https://dlib.phenikaa-uni.edu.vn/handle/PNK/12119
Bộ sưu tập
Luận văn ThS Khoa Dược
XEM MÔ TẢ

8

XEM TOÀN VĂN

0

Danh sách tệp tin đính kèm:

Ảnh bìa
  • 22800002_VuManhHa.pdf
      Restricted Access
    • Dung lượng : 2,25 MB

    • Định dạng : Adobe PDF