Thông tin tài liệu


Nhan đề : 
Đánh giá độc tính trên phôi cá ngựa vằn và tác dụng chống loét đạ dày của cao chiết Thau rả (Ampelopsis cantoniensis Planch.) và Cù đèn (Sophora flavescens Ait.) trên mô hình gây loét dạ dày bằng Indomethacin
Tác giả : 
Nguyễn, Thị Phương
Người hướng dẫn: 
Nguyễn, Trọng Thông
Nguyễn, Thị Kim Tuyết
Năm xuất bản : 
2025
Nhà xuất bản : 
Phenikaa University
Tóm tắt : 
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá một cách toàn diện tính an toàn và hiệu quả của hai dược liệu truyền thống trong điều trị loét dạ dày. Về mặt an toàn, nghiên cứu sử dụng mô hình phôi cá ngựa văn (Danio rerio) theo hướng dẫn OECD 236 để xác định độc tính cấp tính của cao chiết Thau rả và hỗn hợp Thau rả - Cù đèn. Kết quả cho thấy cả hai mẫu đều có độc tính rất thấp, không gây dị dạng phôi và có LCso lần lượt là 1670 μg/mL và 6817 μg/mL, tương ứng với phân loại "'ít độc" và "rất ít độc" theo hệ thống GHS. Về tác dụng điều trị, mô hình chuột cống trắng gây loét bằng indomethacin được áp dụng để đánh giá khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hỗn hợp cao chiết ở liều 336 mg/kg và 672 mg/kg đều cho thấy hiệu quả chống loét rõ rệt qua chỉ số loét, hình ảnh đại thể và mô học vi thể, đặc biệt nhóm liều cao đạt hiệu quả tương đương với thuốc chuẩn Misoprostol. Kết quả nghiên cứu khẳng định tiềm năng ứng dụng của hỗn hợp cao chiết Thau rả - Cù đèn trong hỗ trợ điều trị loét dạ dày, đồng thời cung cấp bằng chứng khoa học cho việc phát triển chế phẩm dược liệu an toàn, hiệu quả từ nguồn cây thuốc Việt Nam.
URI: 
https://dlib.phenikaa-uni.edu.vn/handle/PNK/12121
Bộ sưu tập
Luận văn ThS Khoa Dược
XEM MÔ TẢ

8

XEM TOÀN VĂN

0

Danh sách tệp tin đính kèm:

Ảnh bìa
  • 22800016_NguyenThiPhuong.pdf
      Restricted Access
    • Dung lượng : 1,58 MB

    • Định dạng : Adobe PDF