Search
Author
- Bùi, Hữu Phi (1)
- Bạch, Văn Trường (1)
- Cầm, Hoàng Hiệp (1)
- Dương, Đức Anh (1)
- next >
Subject
- Vật liệu (14)
- Sơn (3)
- Bột huỳnh quang (2)
- Epoxy (2)
- next >
Date issued
Has File(s)
- true (36)
Search Results
Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu sử dụng sơn ngày một tăng với vai trò chủ yếu là bảo vệ về mặt vật liệu và trang trí trong nhiều lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, xây dựng và đóng tàu. Ngày nay, sơn gốc nước acrylic đang được sử dụng nhiều trong lĩnh vực trang trí và hội họa, do khả năng hòa tan tốt trong dung môi nước và khô rất nhanh, tạo màng kháng nước sau khô. |
Nghiên cứu, tổng hợp vật liệu nano composite MoS2/Ag nhằm ứng dụng cho cảm biến glucose |
Nghiên cứu và chế tao được thành công vật liệu PSI trên đế Silic bằng phương pháp ăn mòn hóa học có sự trợ giúp của kim loại MAGE và hệ vật liệu PSI/PPY bằng phương pháp trùng hợp pha hơi có khả năng quang xúc tác hiệu suất cao. |
Đồ án tốt nghiệp này tập trung vào việc phát triển cảm biến khí dựa trên hệ sợi nano ô xít kim loại, cụ thể là ZnO, được chế tạo bằng phương pháp phun tĩnh điện và bề mặt của chúng được biến tính bằng công nghệ lắng đọng đơn lớp nguyên tử không gian (SALD). Trong quá trình nghiên cứu, các sợi nano ZnO được phủ một lớp mỏng TiO2 bằng ALD với số chu trình khác nhau, nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của lớp phủ nano tính chất cảm biến khí NO2.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sợi nano ZnO sau khi được xử lý nhiệt có cấu trúc đa tinh thể, kích thước từng sợi khoảng 100 nm, diện tích bề mặt lớn, phù hợp để làm cảm biến khí NO2. Việc sử dụng đèn UV nhằm tăng cường độ nhạy và khả năng giải hấp phụ đã tiết kiệm 6 lần thời gian hồi phục của cảm biến, và tăng độ nhạy lên gấp 6.14 lần (ở 150 °C).
Đồ án... |
Trong đồ án này, việc nghiên cứu tổng hợp vật liệu huỳnh quang ZnAl2O4:Mn4+ đã được thực hiện thành công thông qua phương pháp phản ứng pha rắn. Kết quả đã chỉ ra khả năng phát xạ đa đỉnh trong dải bức xạ đỏ - đỏ xa từ 660 nm đến 730 nm khi nhận kích thích từ vùng NUV tại bước sóng 389 nm. |
Trong đề tài này, chúng tôi tập trung vào việc nghiên cứu chế tạo cấu trúc một chiều của vật liệu ZnS (kẽm blende) bằng phương pháp bốc bay nhiệt. Tiếp đó, chúng tôi đã sử dụng kỹ thuật nhúng phủ và khuếch tán để chế tạo vật liệu ZnS:Eu3+ với nồng độ pha tạp của ion Eu3+ là 5 mol%. Kích thước tinh thể ban đầu đạt 2,56 nm và 2,91 nm, nhưng sau quá trình ở nhiệt ở 500 °C, 600 °C, 700 °C trong môi trường giàu lưu huỳnh, kích thước này đã thay đổi lần lượt thành 4,35 nm và 3,65 nm. Đồng thời, độ rộng vùng cấm tương ứng cũng giảm từ 4,2 eV xuống 3,76 eV và 3,81 eV. |