Luận văn ThS Khoa Khoa học và Kỹ thuật vật liệu (5)



Subscribe to this collection to receive daily e-mail notification of new additions

List of document in the collection

Item Title - Ascending [/1]

  • Authors: Hoàng, Thị Thanh Thúy;  Advisor: Lê, Mạnh Tú; Chu, Thị Xuân;  Co-Author: - (2024)

    Luận văn này nghiên cứu cơ chế và động học của quá trình tạo mầm coban và hợp kim coban (Ni-Co) trên điện cực các-bon thủy tinh sử dụng dung môi phi nước là ethylen glycol, đồng thời đánh giá hoạt tính xúc tác của chúng hướng tới ứng dụng trong pin nhiên liệu. Nghiên cứu động học, cơ chế tạo mầm và phát triển mầm tinh thể Co và Ni-Co trên điện cực các-bon thủy tinh được thực hiện bằng phương pháp quét thế tuần hoàn (CV) và phương pháp thế tĩnh (CA). Kết quả CV cho thấy, có thể chế tạo được Co và Ni-Co từ tiền chất muối kim loại tan trong dung dịch nền ethylen glycol qua một bước 2 electron. Các kết quả CA cho thấy, hạt nano kim loại Co và Ni-Co được hình thành trên bởi cơ chế tạo mầm ...
  • Authors: Nguyên, Thiện Thành;  Advisor: Nguyễn, Viết Hương;  Co-Author: - (2024)

    Luận văn giới thiệu về ô xít kim loại bán dẫn và vai trò của chúng trong các thiết bị hiện đại, các phương pháp phổ biến để tổng hợp, chế tạo các màng mỏng ô xít kim loại, đặc biệt là phương pháp lắng đọng đơn lớp nguyên tử ở áp suất khí quyển (SALD) có những ưu điểm so với các phương pháp khác. Luận văn đã đưa ra lý thuyết về các chế độ | tạo màng như CVD, ALD, chế độ lại và ảnh hưởng của các tham số tới quá trình tạo màng (khoảng cách từ đầu phun tới bề mặt đề (dgap), khoảng cách giữa các kênh khí (dsepa), hệ số khuếch tán của tiền chất (D[M], D[0])). Ngoài ra các kết quả thực nghiệm khi chế tạo màng mỏng ô xít thiếc (SnO2) và ô xít kẽm (ZnO) cũng được phân tích bằng các phương pháp...
  • Authors: Đinh, Thị Kim Huệ;  Advisor: Nguyễn, Viết Hương; Bùi, Văn Hào;  Co-Author: - (2024)

    Trong luận văn này, các thanh nano TiO, tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt được nung ủ trong các môi trường khi khử NH, và H2 tại khoảng nhiệt độ từ 400°C tới 1100°C để tạo thành TiO₂ đen. Sự biến đổi về hình thái, thành phần và cấu trúc của TiO₂ đen trong quá trình nung ủ được nghiên cứu và đánh giá bằng các phương pháp đặc trung vật liệu (SEM, EDX, XRD,...). Sự biến đổi về cấ về cấu trúc điện tử đã được nghiên cứu thông qua phương pháp lý thuyết phiếm hàm mật độ (DFT). Cuối cùng, hoạt tỉnh quang xúc tác của TiO₂ đen được đánh giá thông qua quá trình phân hủy phẩm nhuộm xanh methylene (MB) trong vùng ánh sáng khả kiến.