Search

Current filters:

Current filters:

Search Results

Results 101-110 of 110 (Search time: 0.018 seconds).
  • Authors: Đoàn, Trung Kiên;  Advisor: Nguyễn, Văn Thiệu;  Co-Author: - (2024)

    Đề tài này nhằm kết hợp sức mạnh của mô hình YOLOv8 với cơ chế attention để tạo ra một hệ thống tự động phát hiện gãy xương ở tay người dựa trên ảnh chụp X-qang. Mục tiêu của nghiên cứu là phát triển một công cụ hỗ trợ chẩn đoán có độ chính xác cao, có thể hỗ trợ các bác sĩ tong việc đưa ra quyết định nhanh chóng và chính xác, đồng thời giảm thiểu tỷ lệ chẩn đoán sai do thiếu kinh nghiệm hoặc quá tải công việc.

  • Authors: Đinh, Văn Thức;  Advisor: Vũ, Thị Ngọc Anh;  Co-Author: - (2024)

    Phát triển một hệ thống trực tuyến sử dụng ReactJS, Python và Ant Design để quản lý các thiết bị trong trường học, bao gồm camera, máy tính và máy chiếu,… Hệ thống cho phép người dùng xem thông tin thiết bị, quản lý vị trí thông qua bản đồ trường học và đặt lịch sử dụng thiết bị. Mục tiêu là tạo ra công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc quản lý thiết bị, giảm thiểu thời gian và nâng cao khả năng theo dõi, bảo trì thiết bị trong trường học.

  • Authors: Lê, Minh Hiếu;  Advisor: Nguyễn, Thị Thanh Vân;  Co-Author: - (2024)

    Xây dựng mô phỏng lại quy trình pha trộn sơn tự động trong hệ thống sản xuất sơn. Mô phòng các công đoạn pha màu, cắp nắp và dập nắp đề hoàn thiện một lọ sơn thành phẩm.

  • Authors: Nguyễn, Anh Quân;  Advisor: Nguyễn, Viết Hương;  Co-Author: - (2024)

    Đồ án tốt nghiệp này tập trung vào việc phát triển cảm biến khí dựa trên hệ sợi nano ô xít kim loại, cụ thể là ZnO, được chế tạo bằng phương pháp phun tĩnh điện và bề mặt của chúng được biến tính bằng công nghệ lắng đọng đơn lớp nguyên tử không gian (SALD). Trong quá trình nghiên cứu, các sợi nano ZnO được phủ một lớp mỏng TiO2 bằng ALD với số chu trình khác nhau, nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của lớp phủ nano tính chất cảm biến khí NO2. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sợi nano ZnO sau khi được xử lý nhiệt có cấu trúc đa tinh thể, kích thước từng sợi khoảng 100 nm, diện tích bề mặt lớn, phù hợp để làm cảm biến khí NO2. Việc sử dụng đèn UV nhằm tăng cường độ nhạy và khả năng giải hấp phụ đã tiết kiệm 6 lần thời gian hồi phục của cảm biến, và tăng độ nhạy lên gấp 6.14 lần (ở 150 °C). Đồ án...

  • Authors: Nguyễn, Giang Đông;  Advisor: Trần, Mạnh Trung;  Co-Author: - (2024)

    Trong đề tài này, chúng tôi tập trung vào việc nghiên cứu chế tạo cấu trúc một chiều của vật liệu ZnS (kẽm blende) bằng phương pháp bốc bay nhiệt. Tiếp đó, chúng tôi đã sử dụng kỹ thuật nhúng phủ và khuếch tán để chế tạo vật liệu ZnS:Eu3+ với nồng độ pha tạp của ion Eu3+ là 5 mol%. Kích thước tinh thể ban đầu đạt 2,56 nm và 2,91 nm, nhưng sau quá trình ở nhiệt ở 500 °C, 600 °C, 700 °C trong môi trường giàu lưu huỳnh, kích thước này đã thay đổi lần lượt thành 4,35 nm và 3,65 nm. Đồng thời, độ rộng vùng cấm tương ứng cũng giảm từ 4,2 eV xuống 3,76 eV và 3,81 eV.