Search

Current filters:

Current filters:

Search Results

Results 1-9 of 9 (Search time: 0.014 seconds).
  • <<
  • 1
  • >>
  • Authors: Phạm, Đăng Tùng;  Advisor: Trương, Thanh Tùng;  Co-Author: - (2023)

    Kỹ thuật chụp hình PET (Positron Emission Tomography) là công cụ hữu hiệu trong y học thực nghiệm và lâm sàng nhờ dựa trên nguyên lý ghi hình các dược chất phóng xạ (DCPX) đánh dấu đồng vị phát positron. Trong thực tiễn lâm sàng hiện 18F-FDG (18F-fluorodeoxyglucose) là DCPX được ứng dụng phổ biến nhất với các chỉ định về ung thư, não và tim mạch. Tuy nhiên 18F-FDG vẫn có những nhược điểm như: hình ảnh dương tính giả do 18F-FDG có thể tăng hấp thu ở các vị trí viêm hay các cơ quan tổ chức sau phẫu thuật hoặc âm tính giả với các khối u ở các cơ quan, tổ chức có chuyển hóa đường cao như gan, não... Do đó, nghiên cứu sản xuất và ứng dụng các DCPX mới ngoài 18F-FDG có tính đặc hiệu cao với các cơ quan, tổ chức và khối u là rất cần thiết, 18F-FLT được biết đến như một DCPX mới tiềm năng. ...

  • Authors: Đặng, Thùy Linh;  Advisor: Phạm, Minh Hưng;  Co-Author: - (2025)

    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá một cách toàn diện thực trạng kê đơn và mức độ hiểu biết, hành vi sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp (THA) của bệnh nhân ngoại trú tại Bệnh viện Quân y 105. Về thực trạng kê đơn, kết quả cho thấy các phác đồ điều trị chủ yếu tuân thủ khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam (VNHA/VSH 2022), trong đó phối hợp 2 thuốc là phổ biến nhất (57,3%), đặc biệt là ƯCMC phối hợp với chẹn kênh canxi hoặc lợi tiểu. Tuy nhiên, vẫn còn một số thuốc chưa được kê đúng liều và nhịp dùng theo khuyến cáo, như Hydrochlorothiazid, Bisoprolol và Nifedipin. Tỷ lệ bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu là 69,3%, phản ánh hiệu quả kiểm soát tương đối tốt. Trung bình mỗi đơn thuốc có khoảng 2,1 tương tác, phổ biến giữa thuốc THA và thuốc điều trị đái tháo đường. Về kiến thứ...

  • Authors: Trịnh, Thị Kim Anh;  Advisor: Trương, Thanh Tùng;  Co-Author: - (2025)

    Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích tình hình kháng kháng sinh trên những vi khuẩn phân lập được trên bệnh nhân ghép tế bào gốc từ năm 2021 đến năm 2023 và mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh trên bệnh nhân trên bệnh nhân sốt giảm bạch cầu trung tính sau ghép tế bào gốc từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2023. Về tình hình kháng kháng sinh, Kết quả cho thấy Các vi khuẩn Gram âm như E. coli, P. aeruginosa, K. pneumoniae là nguyên nhân chủ yếu gây nhiễm khuẩn, chiếm tỷ lệ phân lập cao nhất. tỷ lệ nhạy cảm với Meropenem, Amikacin, Piperacillin/Tazobactam của các vi khuẩn Gram (-) phổ biến có giảm trong năm 2022, 2023 so với năm 2021. Về thực trạng sử dụng kháng sinh, trong điều trị dự phòng, các thuốc kháng sinh thuộc nhóm Quinolon được sử dụng chủ yếu. Kháng sinh được sử dụng khi chư...

  • Authors: Nguyễn, Trường Giang;  Advisor: Phạm, Minh Hưng;  Co-Author: - (2025)

    Nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân nghiên cứu ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, tập trung vào hai nhóm thuốc chống đông đường uống: thuốc kháng vitamin K (Acenocoumarol) và thuốc chống đông đường uống trực tiếp (DOACs: Dabigatran, Rivaroxaban). Công cụ AKT và GMAS được sử dụng để đánh giá kiến thức và hành vi sử dụng thuốc của bệnh nhân. Về thực trạng kê đơn, 100% bệnh nhân được kê thuốc đúng định định, chủ yếu do rung nhĩ (63,6%) và van tim cơ học (28,1%). Tỷ lệ sử dụng VKA sử dụng 81,4%, cao hơn DOAC (18,6%). Tuy nhiên, TTR trung bình thấp (40,8%), chỉ 18,6% bệnh nhân đạt TTR > 65%. Chỉ 59,9% đơn thuốc DOAC được thống kê đúng, 40,1% đơn có liều dùng thấp hơn so với tờ hướng dẫn sử dụng (phần lớn là Dabigatran). Biến cố gắng máu tử vong hiếm gặp (2,5%), chế chảy máu n...

  • Authors: Vũ, Mạnh Hà;  Advisor: Bùi, Thanh Tùng;  Co-Author: - (2025)

    Nghiên cứu kết hợp phương pháp in vitro và in silico để đánh giá tác dụng ức chế tế bào ung thư của cây Xuyên tiêu (Zanthoxylum simulans) Về kết quả in vitro: Cao chiết toàn phần EtOH 70% chỉ cho thấy hoạt tính gây độc đối với hai dòng tế bào ung thư gan HepG2 và tế bào ung thư dạ dày MKN-7 với các giá trị IC50 lần lượt là 63,68 ± 3,97 μg/mL và 56,08 3,54 μg/mL. Trong đó, hai phân đoạn n-Hexan và EtOAc thể hiện hoạt tính gây độc tế bào vượt trội đối với dòng tế bào ung thư gan HepG2 với các giá trị IC50 lần lượt là 17,12 ± 0,94 và 28,45 ± 2,85 μg/mL, và với dòng tế bào ung thư dạ dày MKN-7 với các giá trị IC50 lần lượt là 23,65 ±1,75 và 35,61 ± 2,90 μg/mL. Các phân đoạn còn lại không cho thấy hoạt tính gây độc tế bào ung thư được thử nghiệm. Về kết quả in silico: Thông qua kết q...

  • Authors: Nguyễn, Thị Phương;  Advisor: Nguyễn, Trọng Thông; Nguyễn, Thị Kim Tuyết;  Co-Author: - (2025)

    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá một cách toàn diện tính an toàn và hiệu quả của hai dược liệu truyền thống trong điều trị loét dạ dày. Về mặt an toàn, nghiên cứu sử dụng mô hình phôi cá ngựa văn (Danio rerio) theo hướng dẫn OECD 236 để xác định độc tính cấp tính của cao chiết Thau rả và hỗn hợp Thau rả - Cù đèn. Kết quả cho thấy cả hai mẫu đều có độc tính rất thấp, không gây dị dạng phôi và có LCso lần lượt là 1670 μg/mL và 6817 μg/mL, tương ứng với phân loại "'ít độc" và "rất ít độc" theo hệ thống GHS. Về tác dụng điều trị, mô hình chuột cống trắng gây loét bằng indomethacin được áp dụng để đánh giá khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hỗn hợp cao chiết ở liều 336 mg/kg và 672 mg/kg đều cho thấy hiệu quả chống loét rõ rệt qua chỉ số loét, hình ảnh đại thể và mô học vi thể, đặ...