Search

Author

Subject

Date issued

Has File(s)

Search Results

Results 11-20 of 257 (Search time: 0.01 seconds).
  • Authors: Đặng, Bùi Nhật Lê;  Advisor: Phan, Đức Anh;  Co-Author: - (2024)

    "Hiện nay, năng lượng mặt trời là một trong những loại năng lượng sạch được sử dụng rộng rãi nhất. Quá trình hấp thụ bức xạ quang phổ mặt trời đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tận dụng nguồn năng lượng này. Chúng tôi đã sử dụng phần mềm CST để thiết kế và mô phỏng sự hấp thụ của hệ hai lớp vật liệu TiN dựa trên cấu trúc vòng nano trong phạm vi bước sóng 200 – 3000 nm. Các tính toán mô phỏng cho thấy cấu trúc được thiết kế thể hiện độ hấp thụ trung bình 93% và tỷ lệ năng lượng hấp thụ trong bức xạ quang phổ AM1.5 có thể đạt tới 95,5%, với độ hấp thụ duy trì cho đến góc tới 40°. Sự phân bố điện trường và từ trường cho thấy độ hấp thụ cao được tạo ra bởi hiện tượng cộng hưởng plasmonic giữa các cấu trúc nano, bởi các cơ chế giam giữ và hấp thụ ánh sáng khác nhau. Đồng thời, ...

  • Authors: Phạm, Thị Anh;  Advisor: Phạm, Anh Tuấn;  Co-Author: - (2024)

    "Nhũ tương acrylic chủ yếu được sử dụng làm chất tạo màng của sơn latex, chiếm một vị trí quan trọng trong thị trường chất phủ và ứng dụng của nó vẫn đang được mở rộng. Trong những năm gần đây, sự phát triển và ứng dụng của nhựa acrylic phân tán trong nước ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm và nó được sử dụng rộng rãi trong các lớp phủ công nghiệp, dân dụng. Trong đồ án này, đã tìm ra được quy trình công nghệ và công thức phối liệu phù hợp để tổng hợp nhựa acrylic theo phương pháp nhũ tương. Theo đó, đã tổng hợp thành công nhựa acrylic nhũ tương có công thức phối liệu như sau: Nước 42,8%; chất nhũ hóa Tween 85 là 8%; Butyl acrylate (BA) là 20%; Axit acrylic (AA) là 8,8%; Methyl methacrylate (MMA) là 19,4% và chất xúc tác Persulfate kali (K2S2O8) là 1%. Sản phẩm nhựa acrylic ...

  • Authors: Bùi, Hữu Phi;  Advisor: Bùi, Văn Hào;  Co-Author: - (2024)

    "Metformin đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong bào chế và lâm sàng. Đề tài này sử dụng công nghệ lắng đọng lớp nguyên tử ALD nhằm mục đích vừa giải quyết những khiếm khuyết của bột dược chất trong bào chế, vừa điều khiển tốc độ giải phóng trong môi trường in vitro. Kết quả quan sát ảnh SEM cho thấy lớp màng SiO2 phủ tương đối đều trên bề mặt các hạt bột dược. Kết quả thông qua việc phân tích phổ XPS và EDX chứng tỏ sự lắng đọng thành công của vật liệu SiO2 trên bề mặt dược chất metformin. Dữ liệu phân tích từ phổ FTIR và XRD khẳng định việc tạo màng SiO2 không làm thay đổi cấu trúc phân tử và cấu trúc tinh thể của dược chất metformin. Kết quả phân tích ảnh hưởng của số chu trình ALD đến tốc độ hòa tan của dược chất cho thấy tốc độ của mẫu metformin sau khi phủ 100 chu trình A...

  • Authors: Dương, Đức Anh;  Advisor: Nguyễn, Viết Hương;  Co-Author: - (2024)

    CuOx là một vật liệu bán dẫn loại p nhiều tiềm năng đã được nghiên cứu và ứng dụng trong một số lĩnh vực như trong tế bào quang điện, transistor màng mỏng, cảm biến khí hay siêu tụ… Trong khi đó, công nghệ lắng đọng đơn lớp nguyên tử ở áp suất khí quyển là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, cho phép chế tạo màng mỏng ở mức nano và có thể kiểm soát được thông qua các điều kiện chế tạo như nhiệt độ, nồng độ hóa hơi các chất khí hay bản chất bề mặt đế lên tính chất vật lý, hóa học… Trong đồ án này, chúng tôi đã nghiên cứu và tối ưu quy trình SALD. Bằng công nghệ này, lần đầu tiên tiền chất Cu(II) acetylacetonate được sử dụng để chế tạo màng CuOx, trong đó việc kiểm soát pha CuO hay Cu2O phải được điểu khiển. Bằng các phương pháp phân tích hiện đại, các tính chất đặc trư...

  • Authors: Bạch, Văn Trường;  Advisor: Phương, Đình Tâm; Nguyễn, Đắc Diện;  Co-Author: - (2024)

    Trong đồ án này, tôi đã chế tạo thành công tấm nano ZnO có kích thước 300 x 800 x 50 nm bằng phương pháp thủy nhiệt ở các nhiệt độ khác nhau (160, 180, 200, và 220°C) và vật liệu Composite ZnO/Ag cũng được tổng hợp bằng phương pháp khử hóa học. Hình thái, cấu trúc của vật liệu đã được phân tích bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), quang phổ nhiễu xạ tia X (XRD), phổ tán sắc năng lượng tia X (EDS), phổ hấp thụ UV-Vis (UV-Vis). Vật liệu sau khi chế tạo đã được sử dụng để phát triển cảm biến sinh học trên cơ sở phổ hấp thụ UV-Vis. Kết quả cho thấy cảm biến có giới hạn phát hiện tuyến tính trong khoảng là 0,1-0,4 M, thời gian đáp ứng là 45 s. Kết quả này đã chỉ ra tiềm năng ứng dụng trong y học để phát hiện Glucose trong máu hay nước tiểu của bệnh...