Search

Current filters:

Current filters:

Search Results

Results 21-30 of 230 (Search time: 0.009 seconds).
  • Authors: Bạch, Văn Trường;  Advisor: Phương, Đình Tâm; Nguyễn, Đắc Diện;  Co-Author: - (2024)

    Trong đồ án này, tôi đã chế tạo thành công tấm nano ZnO có kích thước 300 x 800 x 50 nm bằng phương pháp thủy nhiệt ở các nhiệt độ khác nhau (160, 180, 200, và 220°C) và vật liệu Composite ZnO/Ag cũng được tổng hợp bằng phương pháp khử hóa học. Hình thái, cấu trúc của vật liệu đã được phân tích bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), quang phổ nhiễu xạ tia X (XRD), phổ tán sắc năng lượng tia X (EDS), phổ hấp thụ UV-Vis (UV-Vis). Vật liệu sau khi chế tạo đã được sử dụng để phát triển cảm biến sinh học trên cơ sở phổ hấp thụ UV-Vis. Kết quả cho thấy cảm biến có giới hạn phát hiện tuyến tính trong khoảng là 0,1-0,4 M, thời gian đáp ứng là 45 s. Kết quả này đã chỉ ra tiềm năng ứng dụng trong y học để phát hiện Glucose trong máu hay nước tiểu của bệnh...

  • Authors: Phạm, Bá Tuấn;  Advisor: Vũ, Ngọc Hùng;  Co-Author: - (2024)

    Sơn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống của con người, nhất là các loại sơn sử dụng dung môi gốc nước ngày càng được ưu tiên sử dụng, phổ biến nhất là sơn acrylate. Trong các thành phần của sơn thì nhựa (chất tạo màng) đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến các tính chất của sơn. Tuy nhiên hiện nay chủ yếu chế tạo sơn dựa trên nhựa có sẵn, rất ít các công trình nghiên cứu tại Việt Nam nghiên cứu quá trình tổng hợp loại nhựa này đi từ các monomer. Việc tổng hợp copolymer từ các monomer ban đầu có thể khảo sát ảnh hưởng của một số thành phần đến tính chất của nhựa thu được và so sánh với nhựa thương mại sẵn có. Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành tổng hợp copolymer bằng phản ứng trùng hợp nhũ tương từ các monomer 2-ethylhexyl acrylate, methyl methacrylate, Styren, ac...

  • Authors: Nguyễn, Thu Hiền;  Advisor: Ngô, Ngọc Hà;  Co-Author: - (2024)

    "Đồ án tốt nghiệp trình bày các kết quả nghiên cứu chế tạo được hệ vật liệu SrAl2Si2O8 pha tạp ion đất hiếm Ce3+ (SAS:Ce) dựa trên vật liệu nền SrCO3 – SiO2 – Al2O3 bằng phương pháp phản ứng pha rắn có khả năng phát xạ vùng ánh sáng màu xanh lục lam (cyan) định hướng ứng dụng trong việc cải thiện chất lượng đèn LED ánh sáng trắng. Chương 1 tổng quan trình bày về lịch sử chiếu sáng và cơ sở lý thuyết về vật liệu huỳnh quang SAS:Ce, cũng như phương pháp thực nghiệm phản ứng pha rắn. Chương 2 thực nghiệm trình bày các phương pháp phân tích và chế tạo vật liệu bằng phương pháp phản ứng pha rắn định hướng ứng dụng cho WLED chất lượng cao được mô tả chi tiết. Hai hệ vật liệu gồm (1) bột huỳnh quang SrCO3–SiO2– Al2O3 pha tạp x % mol ion Ce3+ (x = 0 – 1,0 – 2,0 – 2,5 – 3,0 ) và hệ vật liệu ...

  • Authors: Đào, Duy Khánh;  Advisor: Trần, Mạnh Trung;  Co-Author: - (2024)

    Chúng tôi đã nghiên cứu và chế tạo được hai hệ vật liệu BaSiO3: Bi3+ và BaAl2Si2O8: Bi3+ bằng phương pháp phản ứng pha rắn. Thông qua phương pháp đo nhiễu xạ tia X cho thấy sự hình thành của hai pha tinh thể BaSiO3 và BaAl2Si2O8 mong muốn mà đề tài hướng tới. Thông qua phép đo phổ huỳnh quang (PL) và phổ kích thích huỳnh quang (PLE). Mẫu vật liệu BaSiO3: 4% Bi3+ khi được nung tại 1200 °C đã thể hiện được cường độ phát quang tốt nhất. Kết quả khảo sát về tính chất quang đối với mẫu vật liệu BaAl2Si2O8 pha tạp 1% Bi3+ được nung tại nhiệt độ 1300 °C cho thấy được cường độ phát quang tối ưu nhất so với các mẫu vật liệu với lượng pha tạp và nhiệt độ nung ủ khác nhau.

  • Authors: Cầm, Hoàng Hiệp;  Advisor: Phạm, Anh Tuấn;  Co-Author: - (2024)

    Trong vật liệu polymer composite, ngoài nhựa nền và chất gia cường có ảnh hưởng trực tiếp mang tính quyết định đến tính chất của composite thì chất liên kết giữa hai thành phần này đóng vai trò cũng rất quan trọng. Bản chất, tỉ lệ và phương pháp đưa chất liên kết vào vật liệu có tính quyết định đến hiệu quả liên kết. Trong để tài tốt nghiệp này, đã nghiên cứu phương pháp biến tính bề mặt cốt liệu và khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng 3-methacryloxypropyltrimethoxy silane đến tính chất của vật liệu composite cốt hạt. Kết quả cho thất sử dụng phương pháp biến tính gián tiếp bằng cách trộn hợp chất liên kết với nhựa nền polyester không no với hàm lượng 2% cho kết quả tốt nhất.

  • Authors: Trần, Quang Duy;  Advisor: Hoàng, Thị Xuân Hương;  Co-Author: - (2023)

    Mục tiêu: (1) Mô tả kiến thức về hành vi quan hệ tình dục an toàn của sinh viên đồng tính nam tại Hà Nội và (2) Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức về hành vi quan hệ tình dục an toàn của sinh viên đồng tính nam tại Hà Nội. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 120 sinh viên đồng tính nam tại Hà Nội. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy độ tuổi trung bình là 20.52 ± 1.64, độc thân (75%), và lý do quan hệ tình dục với bạn tình nam là vì tình yêu (65%). Điểm trung bình kiến thức của sinh viên về hành vi quan hệ tình dục an toàn là 79.21 ± 27.28, kiến thức về hành vi quan hệ tình dục an toàn đã có nhiều điểm tốt (đạt điểm 3 trên thang điểm 4 – 3 / 4). Tuy nhiên, có một số hành vi có điểm kiến thức thấp và có khả năng dẫn đến việc lây truyền các bệnh lây tr...