Tìm kiếm

Kết quả tìm kiếm

Hiện thị kết quả từ 1 đến 9 của 9
  • <<
  • 1
  • >>
  • Tác giả : Nguyễn, Xuân Sơn;  Người hướng dẫn: Lê, Tiến Thịnh;  Đồng tác giả: - (2024)

    Luận văn xây dựng mô hình vận chuyển hạt rời rạc trong đường ống, kết hợp giữa phương pháp động lực học thuỷ khí tỉnh toán và phương pháp phần tử rời rạc. Nghiên cứu đã xây dựng được bộ thông số kỹ thuật cơ lý tính của hạt nông sản gạo tẻ, gạo nếp, ngô, vùng, bao gồm khối lượng riêng, hình dạng, kích thước của hạt, hệ số ma sát trượt giữa hạt rời rạc và vật liệu làm thành ống, hệ số hoàn nguyên giữa hạt rời rạc và vật liệu làm thành ống, bằng các thí nghiệm và mô phỏng. Tiếp đó, nghiên cứu đã xây đựng mô hình mô phỏng đặc tính hạt nông sản gạo tẻ, gạo nếp, ngô, vừng, được vận chuyển trong đường ống thẳng, ông khuỷu. Từ các kết quả thu được, luận văn đã xây dựng mối quan hệ giữa các đặc tính trên và các thông số của hệ thống vận chuyển như vận tốc dòng khí, độ giảm áp, lưu lượng. Cuố...

  • Tác giả : Phạm, Ngọc Ninh;  Người hướng dẫn: Lê, Anh Sơn;  Đồng tác giả: - (2024)

    Luận văn đề xuất một phương pháp nhằm phát hiện sự khác biệt giữa bản đồ độ phân giải cao và điều kiện thực tế trong giao thông sử dụng sự kết hợp giữa camera và cảm biến LiDAR. Hệ thống này tập trung vào việc thu thập dữ liệu đám mây điểm từ LiDAR và áp dụng phương pháp căn chỉnh hình ảnh và phân đoạn để xác định sự khác biệt, sau đó chiếu sự khác biệt từ hình ảnh lên đám mây điểm để cập nhật bản đồ độ phân giải cao. Hệ thống được triển khai thực nghiệm trên xe tự hành của Phenikaa-X và đạt được kết quả tốt trong việc nhân ra sự sai khác ở khuôn viên trường Đại học Phenikaa.

  • Tác giả : Trần, Khánh Dương;  Người hướng dẫn: Lê, Anh Sơn;  Đồng tác giả: - (2024)

    Bài báo khoa học này giới thiệu phương pháp mới nhằm nâng cao độ chính xác của bản đồ độ phân giải cao (bản đồ HD) cho xe tự hành. Nghiên cứu giải quyết thách thức từ dữ liệu thô trong quá trình tạo bản đồ bằng các thuật toán như Octree và Voxel để xử lý dữ liệu trước khi xây dựng bản đồ. Độ chính xác của bản đồ được kiểm chứng qua mô phỏng, thử nghiệm thực tế và so sánh với dữ liệu thực. Kết quả cho thấy bản đồ HD chính xác đóng vai trò quan trọng trong định vị và vận hành an toàn xe tự hành tại môi trường đô thị phức tạp. Nghiên cứu này đóng góp vào sự phát triển công nghệ bản đồ HD, hỗ trợ triển khai xe tự hành trong các đô thị thông minh tương lai.

  • Tác giả : Nguyễn, Hải Bằng;  Người hướng dẫn: Nguyễn, Phú Khánh;  Đồng tác giả: - (2024)

    Luận văn sử dụng phương pháp mô phỏng số tương tác lỏng - rắn để mô phỏng hiện tượng đàn hồi khí động trên cánh máy bay trực thăng ứng dụng trong nông nghiệp. Nội dung luận văn trình bày các cơ sở lý thuyết, phương pháp nghiên cứu, thiết kế, mô phỏng để xác định các đặc tính hoạt động cũng như độ bền của chong chóng mang. Kết quả tính toán thu được dải lực nâng của chong chóng mang, tần số dao động riêng của chong chóng mang, kiểm bền càng máy bay trong quá trình đáp, kiểm bền chong chóng mang qua bài toán FSI 1 chiều và 2 chiều.

  • Tác giả : Phùng, Quang Thành;  Người hướng dẫn: Hồ, Xuân Năng;  Đồng tác giả: - (2024)

    Luận văn đã thực hiện nghiên cứu và chuyển đổi hệ thống lái truyền thống thuần cơ khí của xe golf điện sang hệ thống lái điện Steer-by-wire, phù hợp với các yêu cầu về xe tự hành. Đã thiết kế và phát triển mô hình hệ thống lái Steer-by-wire cho xe golf điện, với mục tiêu giảm chỉ phí và tăng tính khả thi cho thị trường Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, các yếu tố kỹ thuật như việc tích hợp hệ thống cảm biến và điều khiền điện tử đã được triển khai để đảm bảo tính ổn định và chính xác của hệ thống lái. Kết quả của luận văn đã chứng mình rằng xe golf điện có thể được chuyển đổi thành hệ thống lái điện Steer-by-wire, mở ra cơ hội cho việc phát triển xe tự hành tại Việt Nam trong tương lai.

  • Tác giả : Kiều, Cao Vũ;  Người hướng dẫn: Nguyễn, Tiến Cường;  Đồng tác giả: - (2024)

    Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô phỏng số CFD để mô phỏng sự truyền nhiệt trong một tấm dưỡng hộ trong một hệ thống gia nhiệt trong công nghiệp, cụ thể ứng dụng trong gia nhiệt tấm thạch anh nhân tạo của nhà máy VicoStone. Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được sự thay đổi nhiệt độ trên bề mặt tấm gia nhiệt theo thời gian và ảnh hưởng của lưu lượng dầu tới sự phân bố nhiệt độ trên bề mặt tấm. Đồng thời, với mục đích tối ưu tấm gia nhiệt, luận văn đã đưa ra một phương án bố trí đường ống mới và so sánh phương án mới và phương án đang được sử dụng tại.