Khóa luận Khoa Khoa học và Kỹ thuật vật liệu (33)



Subscribe to this collection to receive daily e-mail notification of new additions

List of document in the collection

Item Title - Ascending [/1]

  • Authors: Phạm, Thị Thu Hương;  Advisor: Vũ, Ngọc Phan; Đồng, Quang Thức;  Co-Author: - (2023)

    Đá nhân tạo có tiềm năng phát triển và ứng dụng rất lớn do đáp ứng được các yêu cầu cao: tính phong phú, đa dạng về màu sắc và thiết kế, độ bền cơ lý cao...Tính chất cơ lý của vật liệu composite phụ thuộc vào pha nền (nhựa nền) và pha gia cường (vật liệu gia cường) là các hạt cốt hạt có kích thước hạt khác nhau. Đề tài đã xây dựng tỷ lệ công thức phối liệu tối ưu giữa nhựa nền và cốt hạt để đảm bảo tính chất cơ lý, khả năng gia công trên sản phẩm đá nhân tạo. Đã khảo sát ảnh hưởng của kích thước, hình thái cấu trúc cốt hạt đến tính chất cơ lý của vật liệu polyme composite. Kết quả cho thấy độ bền uốn, độ bền va đập, độ hấp thụ nước giảm dần còn độ mài mòn sâu tăng khi tăng kích thước ...
  • Authors: Bạch, Văn Trường;  Advisor: Phương, Đình Tâm; Nguyễn, Đắc Diện;  Co-Author: - (2024)

    Trong đồ án này, tôi đã chế tạo thành công tấm nano ZnO có kích thước 300 x 800 x 50 nm bằng phương pháp thủy nhiệt ở các nhiệt độ khác nhau (160, 180, 200, và 220°C) và vật liệu Composite ZnO/Ag cũng được tổng hợp bằng phương pháp khử hóa học. Hình thái, cấu trúc của vật liệu đã được phân tích bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM), kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM), quang phổ nhiễu xạ tia X (XRD), phổ tán sắc năng lượng tia X (EDS), phổ hấp thụ UV-Vis (UV-Vis). Vật liệu sau khi chế tạo đã được sử dụng để phát triển cảm biến sinh học trên cơ sở phổ hấp thụ UV-Vis. Kết quả cho thấy cảm biến có giới hạn phát hiện tuyến tính trong khoảng là 0,1-0,4 M, thời gian đáp ứng là 45 s. Kết qu...
  • Authors: Phạm, Thị Lan Anh;  Advisor: Đặng, Viết Quang;  Co-Author: - (2024)

    Vật liệu composite ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khoa học và đời sống, trong đó, sản phẩm composite từ nguyên liệu nhựa tái chế đang thu hút được sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu cũng như sản xuất. Đồ án này đã tập trung đánh giá sự ảnh hưởng của chất gia cường là bột đá thải (bột đá thạch anh) từ nhà máy sản xuất đá thạch anh nhân tạo và chất ghép nối PE-g-MA đến tính chất của nhựa tái chế và sản phẩm composite từ nhựa tái chế. Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá sự biến đổi các tính chất cơ lý của nhựa tái chế khi thêm PE-g-MA theo tỷ lệ từ 0% đến 3%. Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng của hàm lượng bột đá thải cũng được sử dụng như các chất gia cường với các tỷ lệ từ ...
  • Authors: Lưu, Công Tuấn;  Advisor: Đặng, Viết Quang; Nguyễn, Văn Trung;  Co-Author: - (2023)

    Nhựa Polyeste không no (PEKN) là một trong những loại nhựa phổ biến ngày nay. PEKN có hàng loạt những ưu điểm vượt trội như tính chất cơ lý cao, gia công tốt, giá thành rẻ, màu trong suốt,… nên được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật như làm vật liệu đúc khuôn, vật liệu cách điện trong kỹ thuật vô tuyến điện, xi măng hữu cơ, trong công nghiệp chế tạo ô tô, tàu thủy, ứng dụng để tổng hợp vật liệu composite,…Tuy nhiên, một trong những nhược điểm chính của nhựa PEKN chính là khả năng chịu UV kém, do vậy, đã hạn chế khả năng ứng dụng ở ngoài trời của vật liệu. Dưới tác dụng của tia UV, nhựa PEKN bị phân hủy và lão hóa, làm suy giảm tính chất cơ lý của nhựa. Để khắc phục vấn đề này, trong qu...
  • Authors: Cầm, Hoàng Hiệp;  Advisor: Phạm, Anh Tuấn;  Co-Author: - (2024)

    Trong vật liệu polymer composite, ngoài nhựa nền và chất gia cường có ảnh hưởng trực tiếp mang tính quyết định đến tính chất của composite thì chất liên kết giữa hai thành phần này đóng vai trò cũng rất quan trọng. Bản chất, tỉ lệ và phương pháp đưa chất liên kết vào vật liệu có tính quyết định đến hiệu quả liên kết. Trong để tài tốt nghiệp này, đã nghiên cứu phương pháp biến tính bề mặt cốt liệu và khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng 3-methacryloxypropyltrimethoxy silane đến tính chất của vật liệu composite cốt hạt. Kết quả cho thất sử dụng phương pháp biến tính gián tiếp bằng cách trộn hợp chất liên kết với nhựa nền polyester không no với hàm lượng 2% cho kết quả tốt nhất.
  • Authors: Đào, Duy Khánh;  Advisor: Trần, Mạnh Trung;  Co-Author: - (2024)

    Chúng tôi đã nghiên cứu và chế tạo được hai hệ vật liệu BaSiO3: Bi3+ và BaAl2Si2O8: Bi3+ bằng phương pháp phản ứng pha rắn. Thông qua phương pháp đo nhiễu xạ tia X cho thấy sự hình thành của hai pha tinh thể BaSiO3 và BaAl2Si2O8 mong muốn mà đề tài hướng tới. Thông qua phép đo phổ huỳnh quang (PL) và phổ kích thích huỳnh quang (PLE). Mẫu vật liệu BaSiO3: 4% Bi3+ khi được nung tại 1200 °C đã thể hiện được cường độ phát quang tốt nhất. Kết quả khảo sát về tính chất quang đối với mẫu vật liệu BaAl2Si2O8 pha tạp 1% Bi3+ được nung tại nhiệt độ 1300 °C cho thấy được cường độ phát quang tối ưu nhất so với các mẫu vật liệu với lượng pha tạp và nhiệt độ nung ủ khác nhau.
  • Authors: Nguyễn, Hữu Bắc;  Advisor: Vũ, Ngọc Phan; Nguyễn, Thị Thu Thủy;  Co-Author: - (2024)

    Khảo sát các điều kiện chế tạo sợi Polyurethane bằng phương pháp quay điện. Nội dung khảo sát: nồng độ dung môi, hỗn hợp dung môi, điện áp tốc độ phun, khoảng cách giữa kim phun đến đầu thu sản phẩm.
  • Authors: Phạm, Bá Tuấn;  Advisor: Vũ, Ngọc Hùng;  Co-Author: - (2024)

    Sơn chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống của con người, nhất là các loại sơn sử dụng dung môi gốc nước ngày càng được ưu tiên sử dụng, phổ biến nhất là sơn acrylate. Trong các thành phần của sơn thì nhựa (chất tạo màng) đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến các tính chất của sơn. Tuy nhiên hiện nay chủ yếu chế tạo sơn dựa trên nhựa có sẵn, rất ít các công trình nghiên cứu tại Việt Nam nghiên cứu quá trình tổng hợp loại nhựa này đi từ các monomer. Việc tổng hợp copolymer từ các monomer ban đầu có thể khảo sát ảnh hưởng của một số thành phần đến tính chất của nhựa thu được và so sánh với nhựa thương mại sẵn có. Trong nghiên cứu này tác giả đã tiến hành tổng hợp copolymer bằn...
  • Authors: Phạm, Thị Hải Vân;  Advisor: Vũ, Ngọc Hùng; Hà, Thị Hà;  Co-Author: - (2023)

    Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, công nghệ chế tạo và sử dụng vật liệu keo dán đang ngày càng đa dạng. Các loại keo dán truyền thống dần dần đã và đang được thay thế bằng các loại keo dán có tính năng kỹ thuật tốt, giá cả phải chăng. Trong lĩnh vực sản xuất đá nhân tạo, keo dán được sử dụng với số lượng rất lớn, dùng để kết nối các sản phẩm đá lại với nhau. Mặt khác, keo dán đi từ nhựa PEKN biến tính amin có những ưu điểm như: tính chất cơ lý tốt, độ cứng cao, dễ gia công và giá thành rẻ, chịu được hóa chất, thời gian sống của nhựa PEKN biến tính amin lâu hơn so với nhựa PEKN thông thường. Luận văn “Nghiên cứu chế tạo vật liệu keo dán từ nhựa Polyester không no biến tính am...
  • Authors: Phạm, Minh Kỳ;  Advisor: Nguyễn, Tăng Sơn; Hà, Thu Hường;  Co-Author: - (2023)

    Trong lĩnh vực sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh, nhựa polyester không no (PEKN) là một trong những chất kết dính được sử dụng rộng rãi nhất bởi các ưu điểm của nó như tính chất cơ lý tốt, dễ gia công và giá thành hạ. Tuy nhiên, nhược điểm của loại nhựa này là khả năng chịu bức xạ UV và bền thời tiết kém. Trong khi đó, nhựa silicon là một loại nhựa có nhiều ưu điểm như: bền nhiệt, bền hóa chất, và có khả năng chống tia cực tím (tia UV) vượt trội. Do đó, trong nghiên cứu này đã tiến hành nghiên cứu sử dụng nhựa silicon biến tính để chế tạo vật liệu nanocomposite gia cường bằng cốt liệu thạch anh. Các thông số kỹ thuật, tính chất cơ lý của nhựa silicon đã được khảo sát và đánh giá. Kế...
  • Authors: Phạm, Công Thành;  Advisor: Phạm, Anh Tuấn;  Co-Author: - (2023)

    Nhựa polyester không no (PEKN) là một trong những nhựa nhiệt rắn phổ biến, quan trọng, được sản xuất với khối lượng lớn, tính chất cơ lý của nhựa sau đóng rắn tương đối tốt trong khi giá thành khá thấp. Tuy nhiên, PEKN dưới tác động của tia UV sẽ bị lão hóa và phân hủy mạch phân tử, gây mất độ bóng bề mặt, suy giảm tính chất cơ lý và ảnh hưởng đến nhiều ứng dụng của nhựa. Việc bổ sung vật liệu nano TiO2 có khả năng hấp thụ tia UV tạo ra vật liệu nanocomposite PEKN/TiO2 giúp cải thiện khả năng chịu UV của nhựa nền. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành chế tạo vật liệu nanocomposite bằng phương pháp khuấy siêu âm và khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố: Phương pháp phân tán nano TiO2...
  • Authors: Nguyễn, Chí Đạt;  Advisor: Phạm, Anh Tuấn;  Co-Author: - (2023)

    Trong nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành tái sử dụng Oligoester từ quá trình tổng hợp Polyester không no: Đã biến tính nhựa Epoxy với 5% Oligoester, khảo sát tính chất đặc trưng bằng chỉ số acid, độ nhớt, khối lượng riêng của Oligoester và tính chất cơ lý sau đóng rắn, phân tích nhiệt vi sai DSC và phân tích tính chất cơ động lực DMA, phổ hồng ngoại biến đổi FTIR. Kết quả thu được cho thấy độ bền kéo tăng 25,4%, modul kéo tăng 0,04%, độ bền uốn tăng 6,3%, modul uốn tăng 26.6% so với mẫu không biến tính. Nghiên cứu trong đồ án cho thấy việc bổ sung Oligoester với hàm lượng Oligoester 5,0% KL là tối ưu giúp nhựa tăng tính chất cơ lý và cải thiện khả năng bền dai của nhựa Epoxy.